Khi Nào Thì CSGT Được Tạm Giữ Phương Tiện Và Cẩu Ô Tô Đỗ Sai Quy Định?
Khi Nào Thì CSGT Được Tạm Giữ Phương Tiện Và Cẩu Ô Tô Đỗ Sai Quy Định?
Xin hỏi những lỗi vi phạm giao thông nào thì bị cảnh sát tạm giữ phương tiện và khi nào thì cảnh sát được quyền cẩu ô tô đỗ sai quy định?
Một độc giả gửi câu hỏi: “Hôm trước, tôi có việc đột xuất nên đã đỗ ô tô dưới lòng đường rồi đi vào giải quyết công việc. Khi ra khỏi văn phòng, tôi không thấy xe ô tô của mình đâu nữa và được người khác nói lại là xe đã bị cảnh sát cẩu đi do đỗ xe không đúng nơi quy định. Vậy xin hỏi những lỗi vi phạm giao thông nào thì bị cảnh sát tạm giữ phương tiện và khi nào thì cảnh sát được quyền cẩu ô tô đỗ sai quy định?”
Liên quan đến câu hỏi trên, Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thành Tài – Công ty Luật Phạm Danh (Đoàn Luật sư Hà Nội) giải đáp như sau: Những lỗi vi phạm giao thông bị cảnh sát tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 78, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ ngày 26/05/2016.
Cụ thể, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Một số lỗi vi phạm phổ biến sẽ bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện bao gồm:
– Điều khiển ô tô, xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức an toàn được phép điều khiển phương tiện giao thông;
– Người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
– Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ;
– Điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường; người vi phạm mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông;
– Điều khiển ô tô không có Giấy đăng ký xe, không có biển số; không đủ kiều kiện an toàn kĩ thuật;
– Điều khiển xe môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe theo quy định; Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Ngoài ra, đối với trường hợp cảnh sát được quyền cẩu ô tô đỗ sai quy định, luật sư Thành Tài cho biết: Việc cẩu ô tô vi phạm là một hình thức tạm giữ phương tiện giao thông. Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện được quy định cụ thể tại Điều 78 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP như đã giải thích cụ thể ở trên. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết” sau đây:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.”
Đối chiếu với các quy định trên, nếu người điều khiển xe chỉ có lỗi đỗ xe trái quy định thì sẽ không thuộc trường hợp được nêu tại Điều 78 Nghị định 46/2016 của Chính phủ và có mặt khi bị kiểm tra, có xuất trình các giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe ô tô,… sẽ không bị tạm giữ phương tiện, mà theo thứ tự sẽ tạm giữ giấy tờ theo quy định.
Chỉ khi nào người vi phạm vắng mặt hoặc không có/không mang giấy tờ hoặc có mang nhưng không chịu xuất trình giấy tờ để tạm giữ thì mới bị áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm.
Theo:vovgiaothong.vn
Tin tức & Sự kiện khác
- 6 “bệnh” thường gặp trên xe tải và cách khắc phục
- "Dùng Lu chống ngập" tại Nhật Bản thực ra là gì?
- Giá xe ô tô Kia
- Kinh nghiệm lái xe đường dài ban đêm an toàn
- Phụ nữ và những chuyện hài hước khi lái xe
- Kinh nghiệm giúp bạn lái xe an toàn khi không có đèn đường
- Xe Tải Nhỏ Suzuki Thaco Kia Veam 500kg Giá Bao Nhiêu
Tin tức & Sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến
-
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 7
- Trong ngày: 725
- Hôm qua: 538
- Tổng truy cập: 920455
- Truy cập nhiều nhất: 2083
- Ngày nhiều nhất: 16.06.2018