"Dùng Lu chống ngập" tại Nhật Bản thực ra là gì?
Xe tải VT260-1 ISUZU có điều gì đặc biệt?
Nhật Bản không dùng lu chống ngập
Những cái lu mà PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là đã được sử dụng ở Tokyo trông ra sao và chúng khác gì với những cái lu bà Xuân đề nghị đưa vào các hộ gia đình nhằm chống ngập?
Phát biểu sau đề xuất dùng lu chống ngập cho TP.HCM, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân - Trưởng Khoa Đô thị học (Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, đó là ý tưởng từng được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề nghị, từng áp dụng thành công ở các nước và khẳng định Tokyo từng dùng lu để chống ngập.
Vậy, những "cái lu" ở Tokyo, ở Nhật trông ra sao và chúng khác gì với những cái cái lu mỹ thuật mà bà Xuân đề xuất?
Đường hầm thoát nước khổng lồ nằm sâu 50m bên dưới thành phố Kasukabe (Bắc Tokyo)
Được gọi là đường hầm thoát nước hay đường hầm chống ngập, hệ thống Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel của Nhật được xây dựng tại Kasukabe, Bắc Tokyo là một công trình ngầm khổng lồ gồm 5 bồn chứa nước sâu 70m, rộng 32m mỗi bồn và chuyển nước dọc theo một đường hầm dài 6,3km để chứa lượng nước mưa vượt khả năng chịu đựng của thành phố bên trên. Ngoài hệ thống bồn chứa này, công trình còn có thêm một bể chứa trung tâm dài 177m, rộng 78m và cao 25m.
Đường hầm dài 6,3km, với 5 bồn chứa lớn và một bể chứa trung tâm
Trong trường hợp các bồn và bể chứa nước đầy, một tổ hợp 4 máy bơm sức mạnh tương đương động cơ máy bay Boeing 737 sẽ được khởi động để bơm nước khỏi bồn chứa và đẩy ra sông Edo.
Trung tâm điều khiển hệ thống đường hầm thoát nước, chống ngập cho Tokyo
Để hoàn thành công trình được mệnh danh là "Đền Pathenon" này, Nhật đã tốn 13 năm xây dựng (từ năm 1993-2006) và tiêu hết 2 tỷ USD.
Ông Kuniharu Abe - chỉ huy hệ thống đường hầm chống ngập
Tạm chưa bàn đến những công trình phụ trợ, hệ thống điều khiển, nhân công và các phương án đồng bộ khác để chống ngập, tiêu nước thì những bồn chứa và đường hầm khổng lồ ở Tokyo dứt khoát không thể gọi là cái lu và đương nhiên không thể phát cho các hộ gia đình như PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đề xuất.
Khi không có mưa, Sanno 1 là một sân vận động
Tương tự, ở thành phố Fukuoka, ngoài việc mở rộng và nạo vét sông (trong khi ở nước ta là san lấp, lấn sông), chính quyền thành phố đã cho xây dựng hai hồ điều tiết nước mưa với tổng công suất gần 30.000m3. Khi không có mưa bề mặt hồ Sanno 1 là một sân vận động. Khi mưa lớn, sân vận động sâu 1,8m này sẽ thành hồ. Đương nhiên, một cái lu như thế không thể cấp phát cho các hộ dân hoặc đề nghị dân tự sắm.
Hệ thống rào chắn lũ trên sông Thames (London)
Nhằm ngăn nước lụt tràn vào London, từ năm 1974, chính quyền thành phố đã cho xây "hàng rào nước" trên sông Thames là những thanh chắn gồm các ống thép rỗng ruột. Trong điều kiện bình thường, hàng rào này được nâng cao để tàu thuyền có thể đi qua và sẽ hạ xuống để chặn dòng nước lũ.
Ở Hà Lan - quốc gia có phần lớn diện tích nằm thấp hơn mực nước biển, từ năm 1950 - 1997, chính phủ Hà Lan đã cho xây cả một mạng lưới các đập chắn nước, cống, đê để chặn nước và bơm nước ngược ra biển mỗi khi có mưa ngập. Chưa dừng lại ở đó, chính quyền Hà Lan còn tận dụng các hệ thống đê, đập này để làm thủy điện, phục vụ cho người dân.
Đường hầm thoát nước kiêm đường cao tốc ở Kuala Lumpur (Malaysia)
Gần gũi hơn, trong phạm vi ASEAN, đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel, như tên gọi của nó, là một công trình kết hợp giữa nhiệm vụ thoát lũ và hầm đường bộ. Đường hầm dài 9,7km và rộng 13m được thiết kế làm hai tầng. Khi không có mưa, hai tầng công trình đều là đường cao tốc để xe cộ qua lại. Khi mưa vừa, tầng dưới của đường hầm sẽ hạn chế xe cộ, chuyển sang nhiệm vụ dẫn nước khỏi thủ đô Kuala Lumpur. Khi có mưa lớn, toàn bộ đường hầm sẽ làm nhiệm vụ thoát nước.
Rất nhiều công trình chống ngập khác ở các thành phố trên thế giới đều là những đường hầm, bể chứa khổng lồ, rất dài và rất lớn. Không có cái lu nào được sử dụng cả.
Kể cả công trình hồ điều tiết chống ngập trên đường Võ Văn Ngân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), tuy hết sức nhỏ bé so với các công trình trên thế giới, cũng dài 13m, rộng 14m và chứa được... 109m3 nước. Những chiếc lu của PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, khi được đưa vào các hộ gia đình, các căn hộ chung cư, các khu nhà trọ chật hẹp mà mỗi mét vuông đất đều tốn rất nhiều tiền và thu hẹp diện tích sử dụng của dân cư, sẽ chứa được bao nhiêu nước mưa?
Thành Nhân
(ST https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/nhat-ban-khong-dung-lu-chong-ngap-159860/)
Xe tải VT260-1 ISUZU có điều gì đặc biệt?
Tin tức & Sự kiện khác
- 6 “bệnh” thường gặp trên xe tải và cách khắc phục
- Giá xe ô tô Kia
- Kinh nghiệm lái xe đường dài ban đêm an toàn
- Phụ nữ và những chuyện hài hước khi lái xe
- Kinh nghiệm giúp bạn lái xe an toàn khi không có đèn đường
- Xe Tải Nhỏ Suzuki Thaco Kia Veam 500kg Giá Bao Nhiêu
- Xe Tải 3.5 Tấn Cũ Đã Qua Sử Dụng Giá Bao Nhiêu
Tin tức & Sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến
-
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 12
- Trong ngày: 528
- Hôm qua: 538
- Tổng truy cập: 920261
- Truy cập nhiều nhất: 2083
- Ngày nhiều nhất: 16.06.2018